Sửa chữa điện nước Sửa chữa nước Giải mã bí mật về sơ đồ mạch điện trong nhà

Giải mã bí mật về sơ đồ mạch điện trong nhà

Giải mã bí mật về sơ đồ mạch điện trong nhà

Những điều khái quát và sơ lược về sơ đồ mạch điện trong nhà. Sơ đồ mạch điện là gì? Công dụng của sơ đồ mạch điện trong nhà, Nguyên lý hoạt động ra sao?

1. Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện

1.1. Sơ đồ mạch điện là gì?

Sơ đồ mạch điện, bản vẽ mạch điện, hay sơ đồ điện tử là bản vẽ mô phỏng của mạch điện.

Nó được dùng để mô tả các kết nối điện trong thực tế. Một bản vẽ hoàn chỉnh nó là sự mô phỏng sự sắp xếp của các dây điện và các thành phần lưu thông với nhau một cách hợp lý và phù hợp nhất, để tiết kiệm được không gian sử dụng trong thực tế bên cạnh đó còn có sự hài hòa về mỹ quan.

Trên sơ đồ mạch điện, các thiết bị sẽ được thay thế bằng các biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn gọi là ký hiệu điện tử.

1.2. Vai trò của sơ đồ mạch điện

Đảm bảo mạch điện của ngôi nhà được lắp đặt trên thực tế một cách khoa học và hợp lí.

Đảm bảo an toàn cho người lắp đặt và trong quá trình đi vào hoạt động của mạch điện, hệ thống điện.

Tạo tính thẩm mỹ trong lắp đặt.

Tiết kiệm không gian sử dụng cũng như rút ngắn thời gian lắp đặt mạch điện.

Chi phí trong quá trình lắp đặt sẽ không có sự phát sinh làm tăng những khoản không cần thiết.

1.3. Cách vẽ sơ đồ mạch điện

1.3.1. Các bước vẽ

Bước 1: Xác định các thành phần sẽ được sử dụng trong mạch điện và đối chiếu với bảng ký hiệu để chắc chắn chính xác ký hiệu của từng bộ phận trong mạch điện.

Bước 2: Xác định thứ tự sắp xếp các bộ phận trên mạch điện sao cho đúng quy luật dòng điện, đảm bảo mạch điện hoạt động bình thường và an toàn.

Bước 3: Sau đó tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện theo các bước đã được chuẩn bị.

1.3.2. Nguyên tắc vẽ

Trong khi vẽ có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận trong cùng mạch điện đơn giản.

Quy ước chiều dòng điện bằng mũi tên: Chiều từ cực dương (+) tới cực âm (-) của nguồn điện.

2. Những điều cần biết về sơ đồ mạch điện trong nhà

2.1. Nguyên lý điện dân dụng cơ bản

Trong sơ đồ mạch điện ta thấy các điểm cùng ký hiệu thì sẽ cùng một điện thế, trong mạch điện thực tế chúng sẽ được kết nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không thực sự cần thiết phải nối với nhau.

Những điểm giao với nhau và có sự kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.

Một điều trọng để vẽ được sơ đồ này là bạn cần phải hiểu và nắm rõ tên gọi, ký hiệu và ý nghĩa của các ký hiệu dân dụng.

2.2. Ký hiệu điện dân dụng

Để có thể vẽ và đọc được sơ đồ mạch điện trong nhà thì một điều cần thiết là bạn phải biết những ký hiệu nào sẽ được thay thế cho các linh kiện cũng như đồ vật mà mình định lắp đặt. Khi bạn đã nắm rõ những ký hiệu này thì bạn sẽ có thể đọc và phân tích được mạch điện một cách dễ dàng và nhanh.

Ký hiệu điện dân dụng (còn gọi là biểu tượng điện dân dụng) là biểu tượng hình khác nhau. Dùng để biểu diễn các hợp phần của thiết bị điện và điện tử như dây điện, pin, điện trở, transistor trong sơ đồ mạch điện hoặc điện tử. (Theo Wikipedia).

Dưới đây là những ký hiệu và ý nghĩa của chúng trong sơ đồ mạch điện mà bạn có thể tham khảo:

ky-hieu-va-y-nghia-trong-so-do-mach-dien



2.3. Sơ đồ mạch điện dân dụng

2.3.1. Nguyên lý điện dân dụng đơn giản

Là sơ đồ mối quan hệ về điện.

Sơ đồ này không hiển thỉ cách sắp xếp cũng như lắp ráp của các phần tử trong sơ đồ.

Nó được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện.

Ví dụ: Với 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn và 1 ổ cắm thì sơ đồ nguyên lý của một mạch điện đơn giản như sau:

so-do-mach-1-cau-chi


2.3.2. Sơ đồ mặt bằng và lắp đặt

+ Đây lại là một sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Giúp cho quá trình lắp đặt được dễ dàng hơn.

+ Sơ đồ lắp đặt thường được sử dụng khi cần lên dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện.

+ Đối với 1 sơ đồ nguyên lý này ta có thể xây dựng và phát triển thêm nhiều sơ đồ lắp đặt phong phú hơn.

Ví dụ: Với sơ đồ nguyên lý ta đã có ở trên, bạn có thể xây dựng sơ đồ mặt bằng và lắp đặt như sau:

so-do-mat-bang-va-lap-dat


2.3.3. Sơ đồ đơn tuyến

Đây là một dạng của sơ đồ lắp đặt.

Tuy vậy, nó vẫn có những điểm khác đó là đường dây chỉ vẽ có một nét và đánh số lượng trong đường dây.

Ví dụ: Không chỉ có sơ đồ mạch điện đơn giản, chúng ta còn có cả những sơ đồ mạch điện phức tạp hơn.

so-do-don-tuyen

mat-bang-chieu-sang


2.4. Cách đọc sơ đồ mạch điện dân dụng

Trước tiên chúng ta cần biết mối quan hệ của các bộ phận, linh kiện thiết bị điện trong sơ đồ. Tìm hiểu về các thông số điện áp định mức của các thiết bị điện để tìm ra giá trị đúng của điện áp tụ điện và điện trở.

Tiếp đến, là việc xác định được nhiệm vụ và vai trò của các thiết bị trong mạch điện để có thể sử dụng nó đúng mục đích. Phần này bạn cần nắm được thông tin của từng bộ phận, thiết bị để hiểu được nhiệm vụ của các thiết bị đó được lắp trong cụm bản vẽ sơ đồ mạch điện.

Sau đó, bạn sẽ phải gắn các linh kiện đúng theo chiều phân cực tức là bạn phải gắn chúng đúng theo một chiều nhất định. Hầu hết các ký hiệu phân cực này đều được chỉ rõ trong các biểu tượng. Vì thế, các hình ảnh phía trên hướng dẫn để phân biệt cực tính theo từng ký hiệu khác nhau. Để tìm ra sự phân cực của các thành phần vật lý, một quy tắc thông thường là hãy nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện.

Xác định đúng chức năng và vai trò hiệu suất của từng hệ mạch trong cả sơ đồ hệ thống mạch điện.

3. Ví dụ sơ đồ mạch điện trong nhà đơn giản

3.1. Sơ đồ mạch điện phòng khách

Dưới đây là cách vẽ sơ đồ mạch điện phòng khách nó không hề phức tạp và rất dễ thực hiện:

Bước 1: Tiến hành đi phân tích các phần tử của mạch điện trong phòng khách

Hãy xác định xem mạch điện trong phòng khách của mình có bao nhiêu phần tử muốn lắp đặt.

Đối chiếu những phần tử đó vào bảng ký hiệu trong mạch điện để biết được khi vẽ sơ đồ mạch điện nó sẽ ra sao.

Bước 2: Phân tích mối quan hệ của các phần tử trong mạch điện

Sự kết nối giữa các phần tử trong mạch điện sẽ ra sao.

Xác định xem vị trí của các thiết bị đóng- mở cũng như các thiết bị bảo vệ các thiết bị điện sẽ nằm ở đâu.

Bước 3: Tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện phòng khách

Tuân thủ đúng các ký hiệu điện.

Các công tắc sẽ được vẽ ở trạng thái cắt mạch.

Mạch và các nguồn vẽ sẽ được nằm ngang.

Cân nhắc vị trí của các ký hiệu trong thiết bị đóng mở, bảo vệ và lấy điện.

Mong rằng sau 3 bước ở trên bạn đã hình dung được phần nào cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà và có thể thực hành nó một cách đơn giản và hiệu quả.

3.2. Sơ đồ mạch điện cầu thang

Trong hệ thống chiếu sáng cầu thang có lẽ sơ đồ quan trọng nhất chính là mạch đèn cầu thang. Vì vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số sơ đồ mạch điện cầu thang phổ phiến.

3.2.1. Sơ đồ mạch điện cầu thang cơ bản

Dây dây trung tính sẽ đấu trực tiếp vào đèn LED, dây pha đấu vào cực L của 1 công tắc 3 cực.

Một dây của dây điện đôi được đấu nối từ cực L1 trên công tắc tầng 1 đến cực L1 trên công tắc tầng 2. Dây còn lại nối ngược lại từ cực L2 của công tắc tầng 1 đến cực L2 trên công tắc tầng 2.
Cực L của công tắc trên cầu thang tầng 2 sẽ được đấu nối trực tiếp với nguồn của bộ đèn LED.

3.2.2 Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc +1 đèn

Chúng ta cần chuẩn bị: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực và đèn LED.

Để đấu nối được mạch điện cầu thang với công tắc 2 cực cần có: 1 bộ cầu chì, 2 chiếc công tắc 2 cực, đèn LED.

Đấu nối 1 đầu của nguồn điện có điện áp 220V trực tiếp với đèn LED. Sau đó, đấu nối 1 đầu dây điện của đèn vào tiếp điểm của công tắc 1.

Đầu dây còn lại của nguồn điện tổng đi qua cầu chì, rồi nối vào tiếp điểm của công tắc 2.

Hai đầu còn lại của 2 công tắc sẽ đấu nối với nhau tạo nên mạch điện kín.

Bố trí công tắc ở 2 đầu cầu thang giúp việc bật/tắt thuận tiện hơn.

Kết luận: Để việc lắp đặt điện trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn thì việc có một bản vẽ sơ đồ mạch điện trước là một điều hết sức cần thiết. Nhưng để có thể hiểu được sơ đồ mạch điện trong nhà thì lại là một điều khá khó vì chỉ có những người có chuyên môn về điện mới là những người hiểu về chúng nhất. Nhưng tôi mong rằng sau khi đọc bài viết này các bạn có thể hiểu được phần nào về sơ đồ mạch điện trong nhà là gì và có thể đọc cũng như vẽ được nó.

 Điện nước Yến Anh địa chỉ bỏ túi của người dân thủ đô mỗi khi cần gọi thợ sửa điều hòa, sửa chữa điện nước, sửa máy bơm nước, thông tắc vệ sinh, .... Đến với Yến Anh quý khách hàng sẽ thấy được giá trị đồng tiền bỏ ra được nhận lại giá trị tương xứng nhất!



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Tư Vấn Sửa chữa điện nước tại nhà nhanh nhất Hà Nội Giá Rẻ

CẢ NƯỚC CHUNG TAY DẬP DỊCH

10 bước phòng ngừa covid 19

Sửa chữa điện nước

Đối Tác

1. Gọi thợ điện nước Hà Nội giá cả bình dân nhất

2. Dịch vụ thông tắc chậu rửa bát sạch triệt để 100% bảo hành dịch vụ trọn đời!

3. Xem ngay cách tính tiền điện năm 2020

DMCA.com Protection Status


thắc mắc khiếu lại dịch vụ sửa chữa điện nước yến anh

Bài Viết Mới Nhất

Địa Chỉ Liên Hệ

Công Ty Sửa Chữa Điện Nước Yến Anh

VP Giao Dịch Hà Nội

Số 8 Ngõ 171 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

Số 23 ngõ 214 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nôi

HÀ NỘI: 0938 777 893

Các Đội Thợ Kỹ Thuật Lưu Động Trong Thành Phố

Đội Kỹ Thuật 1: 165 Xuân Thủy - Quận Cầu Giấy

Đội Kỹ Thuật 2: 214 Nguyễn Xiển - Quận Thanh Xuân

Đội Kỹ Thuật 3: 86 Lạc Long Quân - Quận Tây Hồ

Đội Kỹ Thuật 4: 186 Minh Khai - Quận Hoàng Mai

TP HỒ CHÍ MINH: 0905 270 436

VP Giao Dịch HCM: 114/61 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Gò Vấp

Đội Kỹ Thuật 1: 33/39 Gò Dầu - Phường Tân Quý - Quận Tân Phú

Đội Kỹ Thuật 2: CT2 Tam Đảo - Phường 15 - Quận 10

Khiếu nại thắc mắc về dịch vụ XIN GỌI!

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 090909 9864